Home » Trang chủ » Cây Neem và ứng dụng trong sản xuất, đời sống

Cây Neem và ứng dụng trong sản xuất, đời sống

CÂY NEEM VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

 

  1. Giới thiệu về cây neem
  • Cây neem (tên tiếng Anh) có tên tiếng Việt là cây xoan chịu hạn.
  • Cây neem mọc được ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.
  • Ở nước ta, cây neem được Giáo sư Lâm Công Định đưa về trồng đầu tiên ở Ninh Thuận, Bình Thuận từ năm 1981 sau khi dự hội nghị khoa học về lâm nghiệp và thấy được nhiều công dụng quá tốt của cây và sản phẫm của nó.
  • Cây neem mọc tốt ở vùng đất khô cằn nhất, do vậy hiện nay nó được trồng nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận nhằm chống sa mạc hóa, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
  • Ở Ấn Độ lá, thân, hạt neem đã được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh từ ngoài da đến nội tạng hàng ngàn năm qua. Nó được xưng tụng là cây thuốc thần kỳ dân tộc.
  • Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng lá, thân, hạt cây neem còn hạn chế do vậy việc trồng và khai thác cũng hạn chế theo. Theo khảo sát của chúng tôi, việc trồng neem trong dân chủ yếu làm ranh đất, không tập trung, không chăm sóc và hiện đang có xu hướng chặt cây lớn hàng loạt để lấy gỗ, lãng phí vô cùng lớn.
  • Đối với thế giới phát triển, cây neem được ca tụng như là cây của tương lai, là nhân tố giúp thực hiện cuộc cách mạng xanh trên toàn địa cầu, giúp phục hồi và chấm dứt ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, giúp chống sa mạc hóa, giãm hiệu ứng nhà kính, là nguồn cung cấp dược phẫm hữu hiệu, giúp phát triển thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, tạo ra nông phẫm an toàn, giãm thiểu ung thư trên con người,…
  • Chính vì vậy, hiện nay cây neem được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và được giới khoa học nghiên cứu sâu rộng nhằm tạo ra nhiều sản phẫm phục vụ cho sản xuất và đời sống.
  1. Các ứng dụng của cây neem trong đời sống
  • Lá và hạt neem được ghi nhận trị hơn 40 loại bệnh trên người và động vật như bệnh ngoài da, chống viêm, chống ung thư, tiểu đường, sốt rét…
  • Và cũng được ghi nhận bởi thế giới phát triển là diệt được hơn 400 loại côn trùng, nấm, khuẩn gây bệnh cho cây trồng mà không hề để lại bất cứ dư lượng độc hại nào cho môi trường và con người.
  • Một số sản phẫm thông dụng hiện đã có trên thị trường quốc tế :
  • Kem đánh răng nhằm trị bệnh nha chu và các bệnh đường miệng khác.
  • Xà bông tắm trị các bệnh ngoài da, nấm, chàm ; diệt chí, rận.
  • Làm thuốc diệt muỗi
  • Làm mỹ phẫm chăm sóc da, trị tất cả các loại mụn.
  • Thuốc trị bệnh
  1. Tinh dầu neem và ứng dụng trong bảo vệ thực vật
  • Tinh dầu neem được trích xuất từ quy trình ép lạnh lõi hạt neem.
  • Tinh dầu neem chứa hoạt chất azadirachtin có thể được dùng làm nguyên liệu sản xuất thành thuốc diệt được hơn 400 loại côn trùng, nấm, khuẩn gây hại cho cây trồng mà không hề để lại bất cứ tồn dư có hại nào cho môi trường và con người.
  • Azadirachtin xâm nhập vào cơ thể côn trùng thông qua bị xịt trúng hoặc ăn phải lá có xịt thuốc sẻ như là một loại hocmon lập tức làm côn trùng bỏ ăn, ngưng quá trình sinh sản, lột xác, trứng bị hư không nở được. Từ đó côn trùng sẻ bị chết và không sinh sản thế hệ kế tiếp.
  • Azadirachtin giúp diệt toàn bộ tuyến trùng gây hại cho rễ cây trồng hiệu quả.
  • Tinh dầu neem chứa nhiều loại axit amin hữu cơ giúp cây trồng phát triển tốt.
  • Sử dụng tinh dầu neem giúp bảo vệ cây trồng, tăng năng suất, giãm chi phí và đặc biệt tạo ra nông sản sạch, đạt tiêu chuẩn Global Gap ( Nếu đồng thời sử dụng phân bón hữu cơ)
  • Sử dụng tinh dầu neem giúp nông dân không bị ảnh hưởng sức khỏe khi phun xịt, giúp không ảnh hưởng các loại thủy sinh trên đồng ruộng và sông hồ.
  • Nông dân sử dụng trên diện rộng sẻ giúp côn trùng gây hại ngày càng ít đi do chúng không sinh sản được nữa.
  • Do côn trùng không kháng được azadirachtin nên có thể sử dụng lâu dài và không cần tăng liều lượng sử dụng.
  • Tinh dầu neem có thể pha chung với các loại phân bón hoặc thuốc BVTV khác để phun xịt cho cây trồng.
  • Trở ngại tâm lý duy nhất mà nông dân phải vượt qua là tinh dầu neem không làm côn trùng giãy chết ngay khi trúng thuốc như các loại thuốc hóa học độc hại khác. Nông dân cần quan sát sau đó để thấy rõ kết quả của thuốc, tuy nhiên quá trình này cũng không quá lâu. Qua thực nghiệm, sau 2 giờ đồng hồ, côn trùng hoàn toàn bỏ ăn và đi vào tiến trình tự diệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.