thể loại: Kỹ thuật trồng trọt
Công dụng của các chất điều hòa sinh trưởng
Thông thường, phần lớn các thuốc kích thích ra rễ, ra hoa đều có 3 chất Auxin, Giberelin and Citokinin
1.auxin:
Auxin là tên của chất Indole-3-acetic acid (IAA) của hầu hết các cây trồng. IAA được tổng hợp chủ yếu từ tryptophan hay indole trong lá non, sau đó nó vận chuyển từ tế bào này sang tế bào khác. Nó đi từ lá non xuống rễ qua mạch libe,
Auxin có tác dụng: (1) làm trương tế bào lớn lên, kích thích tế bào lớn và thân tăng trưởng; (2) kích thích phân cắt tế bào ở tầng phát sinh gổ (tượng tầng cambium) và kết hợp với cytokinin trong cấy mô; (3) kích thích thành lập phân mô dẫn nhựa nguyên và nhựa luyện; (4) kích thích ra rễ ở thân cắt và rễ nhánh, kích thích hình thành rễ trong cấy mô; (5) Kích thích quang và địa hướng động; (6) Kích thích tạo uu thế chồi ngọn, ức chế phát triển chồi nhánh; (7) làm chậm lại tiến trình lão hóa; (8) ngăn cản quá trình rụng lá và rụng trái; (9) làm chậm tiến trình chính của trái
Trong thực tế Auxin thường được sử dụng dưới dạng NAA do nó không bị các enzyme của cây phân hủy, với mục đích: (1) kích thích ra rễ trong chiết cành, nhúng cành chiết trong dung dịch chứa NAA hay indolebutyric acid (IBA) trước khi đưa ra vườn giâm; (2) Kích thích ra hoa đối với cây khóm (làm sản sinh ra khí ethylene); (3) Kích thích hình thành vỏ hạt, tăng đậu trái khi không có thụ phấn; (4) chống rụng quả; (5) Auxin sử dụng quá liều sẽ trở thành thuốc trừ cỏ (như trường hợp 2-4-D).
- giberelin
Gibberellins sử dụng ngoài thị trường phổ biến nhất và GA3, hay axit gibberellic, được sản xuất từ nấm. Trong khi ở cây nó dưới dạng GA1, chủ yếu làm tế bào thân dài ra, được tổng hợp từ mevalonic acid trong mô non của thân hay hạt đang phát triển. Nó vận chuyển trong mô nhựa luyện và nhựa nguyên
Gibberellins có tác dụng: (1) làm thân kéo dài ra bằng cách kích thích tế bào phân cắt và kéo dài, làm cây cao như trong sản xuất các giống lai cần cây cha cao hơn cây mẹ để tung phấn; (2) Kích thích cây ngày dài trổ hoa, GA làm cuống hoa kéo dài đáp ứng với ngành dài; (3) Kinh tế hạt nảy mầm, đặc biệt là những giống cần nhiệt độ lạnh (lúa mỳ) hay ánh sáng; (4) Kích thích hạt giống sản xuất các enzyme cần thiết khi nảy mầm như amylase, của hạt lương thực.
Gibberellins trên thị trường phổ biến dạng GA3 được sản xuất từ môi trường nuôi cấy nấm, sau đó làm tinh khiết. Ngoài ra còn có GA4 và GA7 nhưng giá rất cao. Chúng được sử dụng với mục đích: (1) Kích thích sản xuất nho không hạt, cuống trái lớn, đồng đều và cho trái to. Một tác dụng khác của Gibberellins là kéo dài phát hoa (cuống trái) để to chùm nho to để mang nhiều trái lớn hơn. Thực tế tất cả các chùm nho bay bán ở chợ đều qua xử lý Gibberellins. Xử lý trên cam sẽ ngăn chặn tiến trình lão hóa của vỏ cam, kéo dài thời gian tồn trữ quả cam khi mang ra chợ; (2) Kích thích hình thành mầm hoa, cải thiện chất lượng quả sơ-ri; (3) Tăng đậu quả trái táo và lê, đặc biệt khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi; (4) Thay thế điều kiện thọ hàn của các hạt giống cần nhiệt đới
lạnh để nảy mầm. Kích thích trổ hoa trong sản xuất hạt giống củ cải, kéo dài cây cần tây, làm cây artichoke trổ hoa sớm; (5) Sản xuất hạt giống dưa leo lai. Phun GA sẽ kích thích dưa leo trổ toàn hoa đực; (6) Phun GA lên lúa mạch sẽ làm tăng năng suất men bia; (7) Tăng năng suất cây mía, phun GA sẽ làm thân mía dài ra.
- cytokinin (CKS)
CKs là chuyển hóa của chất adenine, có khả năng kích thích phân cắt tế bào trong cấy mô (với sự có mặt của Auxin). Dạng Cytokinins phổ biến có trong cây là zeatin. Nó có nhiều trong ngọn rễ và hạt đang phát triển. CKs di chuyển trong mạch nhựa từ rễ lên ngọn
Cytokinins có tác dụng: (1) Kích thích phân căt tế bào trong cấy mô; (2) Phát triển hình dạng cây theo di truyền trong cấy mô trái, ngọn thân…; (3) Kích thích tăng trưởng diện tích lá, ở đây có sự điều chỉnh diện tích lá tương ứng với tăng trưởng của hệ thống rễ; (4) làm chậm tiến trình lão hóa; (5) Kích thích mở cửa khí khổng ở một số loài; (6) Kích thích thành lập lục lạp
Cytokinins được sử dụng chủ yếu để làm chậm tiến trình lão hóa, duy trì màu xanh của cây. Trên thị trường thường bán ở dạng benzyladenine, kéo dài thời gian tồn trữ các loại rau ăn lá
Như vậy bạn có thể an tâm sử dụng Kelpak SL trong kích thích cây nho
Auxin là thuật ngữ chung đại diện cho lớp của những hợp chất được đặc tính hóa bởi khả năng gây ra sự vươn dài trong tế bào chồi trong vùng gần đỉnh và giống như indole-3-acetic acid (IAA) trong hoạt động sinh lý. Auxin cũng có những ảnh hưởng khác bên cạnh sự vươn dài, nhưng sự vươn dài được xem là then chốt nhất. Auxin nói chung mang tính acid với một nhân không bảo hòa hoặc những dẫn xuất của chúng.
- Sinh tổng hợp auxin
Sau khi phát hiện ra IAA, nhiều hợp chất gốc indole cũng đã được phát hiện. Tuy nhiên hoạt tính của những chất này được xem như là sự chuyển hóa của nó thành IAA. Nói chung người ta chấp nhận rằng IAA được tổng hợp từ tryptophan, một amino acid, trong hạt phấn và những mô sinh trưởng hoạt động như mô phân sinh chồi, khối sơ khởi của lá, lá non đang lớn, hột đang phát triển và trái qua con đường khử amin, khử carboxy và oxy hóa.
Có một hệ thống các enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp auxin như các enzyme tryptophan decarboxylase, transaminase tryptophan, amin oxidase, decarboxylase pyruvat indol, myrosinase, oxidase ethanol indol, indol acetaldehyd dyhydrogenase and nitralase. Trong quá trình tổng hợp auxin đều có sự tham gia của kẽm. Có hai con đường chính để biến đổi tryptophan thành IAA tùy theo loài thực vật (Hình 3.2). Con đường thứ nhất biến đổi tryptophan thành indole-3-pyruvic acid bởi enzyme tryptophan transaminase, kế đó được decarboxyl hóa bởi indole pyruvate decarboxylase thành indole-3-acetaldehyde (IAAld), rồi được biến đổi thành IAA qua con đường indole acetaldehyde dehydrogenase. Con đường thứ hai liên quan đến sự decarboxyl hóa của tryptophan thành tryptamin bởi tryptophan decarboxylase, kế đó được biến đổi thành IAAld bởi amine oxidase và cuối cùng thành IAA bởi IAAld dehydrogenase. Trong một vài loài thực vật, IAA có thể được tổng hợp từ những tiền chất khác không phải là tryptophan. Ở dưa leo, indole-3-ethanol đã được tìm thấy và khi xử lý ngoại sinh có thể dẫn tới sự tạo ra IAAld do enzyme indole ethanole oxidase. Nhiều loài thuộc họ Cruciferae hoặc Brassicaceae chứa glucobrassicin được biến đổi thành indole-3-acetonitrile bởi enzyme myrosinase và cuối cùng thành IAA bởi enzyme nitralase. Mặc dù có nhiều hệ thống khác nhau tồn tại trong cây, tuy nhiên phần lớn ghi nhận được là sự tổng hợp IAA từ tiền chất là tryptophan.
Trung tâm tổng hợp của các auxin là ở các mô phân sinh, lá non, mầm hoa, hột đang phát triển, một lượng rất ít auxin được di chuyển đến các cơ quan. Sự vận chuyển này theo nhu mô, tượng tầng và có tính cách phân cực với vận tốc 5 – 15 mm / h. Rất ít thấy auxin vận chuyển theo chiều từ dưới lên và theo chiều ngang.
- Các auxin phổ biến
Từ các nghiên cứu của Darwin (1880) về hiện tượng quang hướng động đến các khám phá của Went (1926) về một chất có hoạt tính sinh học trong diệp tiêu yến mạch Avena đã dẫn đến sự phát hiện ra IAA trong nước tiểu của người do công của Kögl và Haagen-Smit (1931). IAA sau đó đã được phân lập từ men bia, trong nhiều loài thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao khác. Như vậy IAA đã được xem như là auxin được phát hiện sớm nhất. Ngày nay, bên cạnh IAA nội sinh còn có nhiều auxin được tổng hợp với nhiều mục đích khác nhau. Auxin tổng hợp là những hợp chất có hoạt tính tương tự như IAA, nhưng không hoàn toàn tương tự về cấu trúc.
Auxins có thể được chia thành 6 nhóm sau (hình 3.3):
– Những dẫn xuất indole: Indole-3-acetic (IAA) and Indole-3-butyric axit (IBA).
– Những benzoic acid: 2,3,6-axit trichlorobenzoic and 2-methoxy-3-6- axit dichlorobenzoic (Dicamba).
– axit chlorophenoxyacetic those: 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T) axit and 2,4-dichlorophenoxyacetic (2,4-D).
– axit picolinic: 4-axit amino-3,5,6-trichloropiconic (Tordon hay Pichloram).
– axit naphthalene those: α and β-naphthaleneacetic axit (α và β-NAA).
– Những axit naphthoxyacetic: α and β-naphthoxyacetic axit (α và β-NOA).
axit Chlorophenoxyacetic, picolinic acid và naphthalene acid là những thuốc trừ cỏ thường dùng trong nông nghiệp hiện nay. IAA, axit naphthaleneacetic (NAA), indole-3-butyric axit (IBA) được dùng cho sự tượng rễ và sự đậu trái. Sự thay thế những nhóm khác nhau trên mạch vòng hoặc mạch nhánh đã có những ảnh hưởng mạnh lên hoạt tính của auxin đối với nhóm phenoxy acid. Do tính chọn lọc của chúng, những phenoxyacetic acid đặc biệt như 2,4-D và 2,4,5-T đã được dùng rất phổ biến để làm thuốc trừ cỏ lá rộng trong nhiều năm qua mặc dù hiện nay đã hạn chế và không sử dụng. Những chất này cũng đã được dùng rất nhiều trong chiến tranh hóa học. Quinclorac là thuốc cỏ chọn lọc do công ty BASF của Đức sản xuất và được dùng làm thuốc trừ cỏ lồng vực trên ruộng lúa. Những hợp chất phenoxyacetic acid thường rất bền. Thật ra, phần lớn cỏ lá rộng hai lá mầm không thể phân hủy những hợp chất này vì vậy thường được dùng với nồng độ thấp. Chất độc màu da cam đã được dùng để làm rụng lá cây trong chiến tranh Việt Nam là một hỗn hợp của 2,4-D tự do và n-butyl ester của 2,4,5-T. Trong quá trình tổng hợp của 2,4,5-T và những phenol gốc chlor đã sinh ra nhiều sản phẩm phụ khác như những chlorodioxin rất nguy hiểm cho người điển hình là 2,3,8,9-tetrachlorodibenzo-para-dioxin (hình 3.4).
Auxin hiện diện trong các tế bào thực vật dưới nhiều hình thức khác nhau: auxin tự do, tiền auxin và auxin liên kết. Các phương pháp ly trích thông thường sẽ thu được auxin tổng số (cả ba loại trên). Các hình thức trích auxin theo kiểu khuếch tán thường thu được auxin tự do và auxin liên kết thường kết chặt với prôtêin.
- Những ảnh hưởng sinh lý
Auxin liên quan đến nhiều quá trình sinh lý trong cây. Vài ảnh hưởng quan trọng của auxin điều hòa các quá trình sinh lý của thực vật có thể kể đến như sau:
(1). Vươn dài tế bào: Các bước ảnh hưởng lên sự vươn dài do auxin tác động có thể tóm tắt như sau:
– Giảm tính chống chịu của vách tế bào đối với sức căng. Điều này gây ra do sự bẻ gãy những liên kết không cộng hóa trị giữa xyloglucans và cellulose trong vách tế bào.
– Có một sự thay đổi về những chế độ nước với tế bào. Ngay cả khi áp suất thẩm thấu trong tế bào không thay đổi, thế năng nước trong tế bào được xử lý với auxin trở nên yếu hơn do sự giãm thế năng áp suất.
– Sự giảm thế năng nước cho phép nước di chuyển vào bên trong tế bào và tạo ra một áp suất về phía vách tế bào có tính dẻo tạo ra sự vươn dài.
– Khi sự vươn dài hoàn tất, những liên kết không cộng hóa trị giữa cellulose và những polysaccharide tái lập trở lại. Quá trình này không thuận nghịch.
(2). Quang hướng động: Quang hướng động là sự phát triển của một mô thực vật hướng về phía sáng do sự đáp ứng với thông lượng trực tiếp hoặc gradient.
Theo giả thuyết Cholodny-Went thì ánh sáng chiếu từ một phía sẽ gây ra sự di chuyển của auxin về phía tối, do đó nồng độ auxin về phía tối cao hơn phía được chiếu sáng. Sự phân phối auxin không đều được xem là nguyên nhân gây ra sự nghiêng.
(3). Địa hướng động: Là sự hướng động của một cơ quan thực vật đáp ứng với trọng lực. Nếu một cây được đặt nằm ngang, chồi của nó sẽ nghiêng lên phía trên ngược chiều với trọng lực (địa hướng động âm), trái lại rễ sẽ nghiêng xuống theo chiều của trọng lực (địa hướng động dương). Theo thuyết Cholodny-Went về địa hướng động thì thân và rễ đáp ứng với trọng lực tích lũy IAA về phía thấp hơn.
Trong thân IAA kích thích sự sinh trưởng trên mặt đáy của thân và làm cho thân nghiêng về phía trên. Khi cắt chóp rễ đi thì khả năng đáp ứng của rễ đối với trọng lực bị mất đi và khi đặt chóp rễ trở lại thì tính địa hướng động được phục hồi.
(4). Ưu thế chồi ngọn: Chồi ngọn được biết là nguyên nhân khống chế sự phát triển của chồi bên. Khi cắt chồi ngọn, chồi bên sẽ phát triển. Tuy nhiên theo thời gian, chồi bên phát triển trội lên và ức chế sự phát triển của những chồi bên mọc sau. Sau khi auxin được phát hiện, hàm lượng cao của nó trong đỉnh chồi cũng đã được ghi nhận. Ưu thế chồi ngọn đã được ghi nhận ở nhiều loài thực vật và được điều khiển bởi chất điều hòa sinh trưởng.
(5). Sự tượng rễ: Julius từ Sachs (1880) cho rằng trong lá non và những chồi hoạt động có chứa một chất điều hòa sinh trưởng có khả năng dẫn truyền và kích thích sự tượng rễ. IAA cũng đã được biết là chất có khả năng kích thích sự tượng rễ của cành giâm và cũng đã cho thấy khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
Những auxin tổng hợp thường được dùng thay vì IAA tự nhiên vì chúng không bị phân hủy bởi enzyme IAA oxidase hay những enzyme khác và sẽ tồn tại trong mô trong một thời gian dài. Áp dụng auxin ngoại sinh có thể kích thích sự tượng rễ và sự phát triển sớm của rễ, trái lại sự vươn dài của rễ nói chung bị ức chế trừ khi áp dụng với nồng độ đủ nhỏ. Sự ức chế sinh trưởng của auxin thường có liên quan đến sự kích thích sinh tổng hợp ethylene.
(6). Sự sản sinh ethylene: Sự kích thích sản sinh ethylene gây ra do auxin được ghi nhận đầu tiên trên cà chua bởi Zimmerman và Wilcoxon (1935). Ngày nay, auxin đã được biết là chất điều hòa sinh trưởng kích thích sự sinh tổng hợp ethylene trên nhiều loài thực vật như đậu xanh, lúa, cỏ lồng vực…
(7). Sự phát triển trái: Sự gia tăng kích thước trái chủ yếu do sự nở rộng của tế bào gây ra. Auxin có liên quan đến sự nở rộng của tế bào và đóng vai trò cơ bản trong việc quyết định sự phát triển của trái. Vai trò mạnh mẽ của auxin trong sự phát triển của trái gồm hai yếu tố. Thứ nhất là mối quan hệ giữa sự phát triển hột với kích thước cuối cùng và hình dạng trái. Thứ hai là việc áp dụng auxin lên trái nào đó ở những giai đoạn đặc thù của sự phát triển sẽ gây ra sự đáp ứng. Ví dụ ở dâu tây, nội phôi nhủ và phôi trong bế quả sản xuất auxin, nó di chuyển ra ngoài và kích thích sự sinh trưởng. Vị trí của bế quả trên trái có một ảnh hưởng lớn đến hình dạng trái. Bế quả dâu tây nằm bên ngoài đế hoa thịt quả và dễ dàng tác động. Khi tách tất cả bế quả thì trái không phát triển. Tuy nhiên, nếu tách tất cả bế quả và áp dụng auxin lên đế hoa thì trái phát triển bình thường.
(8). Trinh quả sinh: Là sự phát triển của trái không qua quá trình thụ tinh. Ảnh hưởng của auxin lên trinh quả sinh thì không nổi bật bằng ảnh hưởng của gibberellin lên quá trình này.
(9). Sự rụng: Nếu cắt bỏ phiến lá non thì lá sẽ dễ rụng. Tuy nhiên cuống lá sẽ không rụng nếu được xử lý auxin như IAA. Sự rụng lá là do sự thành lập tầng rời và hiện tượng này bị chi phối bởi auxin. Sự rụng sẽ gia tăng khi lượng auxin nội biên bằng hoặc lớn hơn auxin ngoại biên. Xử lý auxin về phía lá của tầng rụng làm giảm sự lão hóa, về phía thân của tầng rụng kích thích sự lão hóa và gây ra sự rụng.
Sự giảm auxin nội sinh trong lá hoặc các cơ quan khác của cây sẽ gây ra sự rụng.
Việc xử lý NAA hay 2,4 D cũng làm giảm sự rụng trái.
(10). Sự thể hiện giới tính: Việc xử lý auxin có thể làm thay đổi giới tính của hoa trên một số loài cây và sự thay đổi giới tính này được ghi nhận có liên quan đến sự kích thích sinh tổng hợp ethylene. Khi xử lý auxin ngoại sinh đã làm tăng số lượng hoa cái trên họ bầu bí. Các nghiên cứu của Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ cũng ghi nhận được rằng auxin ngoại sinh làm tăng số lượng hoa đực trên chôm chôm.
- Sự phân hủy auxin
Sự hiện diện hay có mặt của auxin có một ảnh hưởng sâu sắc lên sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Các dạng liên kết thuận nghịch và bất thuận nghịch của auxin, enzyme oxy hóa và quang oxy hóa là những yếu tố phân hủy hoặc làm bất hoạt auxin. Enzyme IAA oxidase đã được tìm thấy trên nhiều loài thực vật có khả năng phân hủy IAA. Sản phẩm chính tạo thành trong chu trình decarboxyl hóa oxy hóa là 3-methylene-oxindole. Ngoài ra còn có các chất khác như 3-hydroxymethyl oxindole, indole-3-methanol, indole-3-aldehyde and indol-3- axit cacboxylic. Trong chu trình oxy hóa decarboxy hóa không hoàn toàn đối với IAA thì thu được sản phẩm chính là oxindole-3-acetic acid. Nhiều loài cây có enzyme IAA oxidase có thể phân hủy được IAA. Các hợp chất phenoxy acetic acid thường rất bền và không bị enzyme IAA oxidase phân hủy. Phần lớn cây lá rộng song tử diệp không thể phân hủy 2,4-D và 2,4,5-T. Phần lớn 2,4-D và 2,4,5-T được dùng thông thường là những acid tự do, muối và muối amine. Cần chú ý rằng những acid tự do rất dễ bay hơi và phân tán.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè (Sesamum indicum)
I MỞ ĐẦU
1 Nguồn gốc
Nguồn gốc có từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopi là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan – Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây – vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè.
Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) đem mè đi bán.
2 Tình hình sản xuất
Trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng mè từ 5 triệu ha vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến Điện 700.000 ông có, Sudan 400.000 ông có, Mehico 200.000 ông có. Các quốc gia có diện tích trồng < 50.000 ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda, Nigeria.
Hiện nay, tuy với diện tích không nhiều mè đã được trồng khắp các châu lục trên thế giới.
Sản lượng mè hằng năm trên thế giới khoảng 2 triệu tấn.
Các vùng trồng chính:
– Châu Á : Sản xuất 55 – 60% sản lượng trên thế giới
– Châu Mỹ: 18 – 20%
– Châu Phi: 18 – 20%
Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương cũng có trồng rãi rác nhưng không đáng kể.
Các nước trồng nhiều mè trên thế giới:
– Ấn Độ: Đứng đầu thế giới với sản lượng khoảng 4000.000 tấn/năm
– Trung Quốc nước sản xuất lớn thứ 2: 320.000 – 350.000 tấn.
– Sudan (Châu Phi): 150 – 200 ngàn tấn.
– Mexico (Châu Mỹ): 150 – 180 ngàn tấn.
Các nước có sản lượng tương đối lớn khác là: Miến Điện, Pakistan, Thailan (châu Á); Nigiêria, Tanazania, Uganda (Châu Phi); Colombia, Venezuela (Châu Mỹ).
Năng suất mè nói chung còn thấp. Năng suất bình quân thế giới chỉ khoảng 300 – 400 kg / ha.
Ở nước ta mè được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Miền Đông Nam Bộ và Trung Bộ (riêng tỉnh An Giang, diện tích trồng mè hiện nay tăng lên đến 16.000 ông có). Tại vùng Châu Phú An Giang, năng suất đạt từ 400 – 600 kg / ha. Nếu áp dụng biện pháp canh tác thích hợp, năng suất mè có thể đạt 1 tấn/ha. Ở Việt Nam, mè được trồng lâu đời nhất là ở Miền Bắc, nhưng diện tích không mở rộng được vì điều kiện khí hậu và đất đai không thích hợp cho cây trồng phát triển.
Hiện nay, diện tích mè không mở rộng được do tình hình xuất khẩu không ổn định và giá cả biến động so với các loại cây trồng khác.
3 Công dụng và giá trị kinh tế
3.1 Công dụng
- Hạt mè
– Được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè…). Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt.
- Dầu mè
– Tiêu thụ nhiều nhất, dầu mè rất tốt, khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên nên không chuyển thành mùi khó chịu. Vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy-hóa.
Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng.
Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu mè còn dùng trong mỹ phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt.
3.2 Giá trị dinh dưỡng
Mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 45 – 55% dầu, 19 – 20% Chất đạm, 8 – 11% đường, 5% nước, 4 – 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:
– axit oleic (C18 H34 O2): 45,3 – 49,4%.
– Axit linoleic (C18 H32 O2): 37,7 – 41,2%.
Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt.
Sau đây là bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt.
Acid amin | Bột mè % | Thịt % |
lysine | 2,8 | 10,0 |
Triptophan | 1,8 | 1,4 |
Methionin | 3,2 | 3,2 |
Fheniltnine | 8,0 | 5,0 |
leucine | 7,5 | 8,0 |
isoleucine | 4,8 | 6,0 |
valin | 5,1 | 5,5 |
threonine | 4,0 | 5,0 |
II PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1 Phân Loại
Trên thế giới, mè được trồng là Sesamun indicum L. có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 26, ngoài ra còn có S. Capennsen, S. Alane, S. chenkii, S. Laniniatum có 2n = 64.
Mè có nhiều giống và nhiều dòng, khác nhau về thời gian sinh trưởng, màu sắc của hạt và dạng cây.
Một giả thuyết cho rằng có một đoàn du khảo của Liên Xô đi khắp thế giới đã thu được 500 mẫu, chia ra 111 dạng khác nhau nhưng nói chung hiện nay phân loại mè dựa vào một số đặc tính thực vật như sau:
– Thời gian sinh trưởng: phân loại giống có thời gian sinh trưởng dài ngày (trên 100 ngày) hoặc giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Cách phân loại này rất quan trọng khi chọn giống để luân canh với cây trồng khác như lúa, bắp, đậu, khoai…
– Số khía trên trái mè: phân loại các giống mè bốn khía, sáu khía, tám khía, phân loại naöy dùng để chọn cỡ hạt nhỏ lại.
– Trái bị nứt khi thu hoạch hay không bị nứt: phân loại này giúp cho việc thu hoạch được đồng loạt hay không vì những giống không nứt trái khi thu hoạch không bị nứt hạt.
– Màu hạt: đây là cách phân loại phổ biến nhất. Phân biệt hai loại mè:
Mè đen (Sesamun indicum L.)
Mè vàng (Sesamun orientalis L.)
Mè đen cho màu có phẩm chất tốt và hàm lượng dầu cao hơn mè trắng (nhất là mè đen một vỏ), mè đen có giá trị xuất khẩu cao hơn mè trắng.
Vỏ hạt phân biệt mè một vỏ với mè hai vỏ, vì mè một vỏ cho dầu cao hơn mè hai vỏ.
Ngoài các cách phân loại trên, người ta còn phân loại mè theo thời vụ trồng, số hoa ở nách lá, sự phân cành trên thân.
Một số giống được trồng phổ biến hiện nay:
* Nhóm mè vàng
– Mè vàng An Giang: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng phân cành ít (2-3 cành trên cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80cm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85 ngày. Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giống này có sáu hoa, trái có tám khía, trồng phổ biến ở vùng Châu Phú (An Giang).
– Mè vàng Miền Đông: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (80 ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha). Giống trồng phổ biến ở Đồng Nai, Sông Bé trên vùng đất cao, trái có bốn đến tám khía.
– Mè vàng Cồn Khương: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4-6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha. Trồng phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ), trái có bốn đến sáu khía.
* Nhóm mè đen
– Mè đen Trà Ôn: trổ hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều (4-6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao (1,4 tấn/ha). Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh Long), trái có từ 4 đến 6 khía.
– Mè đen Campuchia: nhập từ Ấn Độ, phân cành rất nhiều, có cả cành cấp hai mang trái, chiều cao từ 90 – 100cm, thời gian sinh trưởng 100 ngày, năng suất cao nhất trong các giống (1,6 tấn/ha), tuy nhiên hạt có nhiều màu sắc khác nhau (có cả đỏ, trắng, nâu), rất khó khi chọn hạt để xuất khẩu.
2 Đặc điểm sinh học
2.1 Rễ
Thuộc loại rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của mè cũng rất phát triển về bề ngang. Rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 – 25 cm. Nếu mè ở vùng đất cát, vùng khô hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1m đến 1,2 m để tìm nguồn nước ngầm.
Nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ ra rễ của mè rất chậm, kém hơn đậu phộng, bắp. Đây là vấn đề cần lưu ý khi trồng xen mè với các cây trồng này.
Trên đất cát, rễ mọc tốt hơn trên đất sét và không chịu ngập trong thời gian ngắn.
Đặc tính của rễ mè phát triển kém nên dễ bị đổ ngã khi có mưa to gió lớn. Vì vậy khi trồng mè, chú ý phải vun gốc, xẻ rãnh để thoát nước (nhất là trồng vào mùa mưa).
2.2 Thân
Thân mè thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh với những tiết diện vuông và những rãnh dọc. Tuy nhiên, có những dạng thân rất rỗng hình chữ nhật. Thân có thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Đặc tính này cũng để phân biệt giống. Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến màu tím, phổ biến nhất là màu xanh đậm. Thân cao từ 60-120 cm. Trong điều kiện hạn, thân có thể thấp hơn, nhưng cũng có giống đạt đến 3m.
Số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có khoảng 2 – 6 cành. Cành mọc từ các nách lá gần gốc.
Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của cây, trực tiếp bị ảnh hưởng của môi trường mật độ, lượng mưa, độ dài ngày.
Các dạng thân ngắn đâm cành ít thường chín sớm, cây cao thường chín trễ và có khuynh hướng chịu hạn khá hơn. Các giống dài ngày thường phát triển chậm ở giai đoạn cây con, nhưng tăng trưởng nhanh ở giai đoạn sau.
2.3 đó
Lá mè rất biến đổi về dạng và kích thước trên cùng một cây và giữa các giống. Lá dưới thường rộng đôi khi có thùy, mép (rìa) hình răng cưa hướng ra ngoài lá giữa thường nguyên hình móc, đôi khi răng cưa lá trên hẹp hơn. Lá mọc đối hay luân phiên tùy giống, cách sắp xếp lá ảnh hưởng đến số hoa mang trên nách lá và năng suất hạt trên cây. Lá mọc đối tạo diều kiện có nhiều hoa. Kích thước của lá thay đổi từ 3 -17,5 cm chiều dài và 1-1,5 cm chiều rộng. Lá có màu xanh đậm, xanh nhạt tùy thuộc vào giống. Mặt trên của lá có lông tơ bao phủ. Theo nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ dẫn nước của lá mè không mở quả nhanh hơn lá mè mở quả. Do đó, những vùng thiếu nước thì không thích hợp cho giống mè mở quả.
2.4 Cành
Xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, cành sẽ mang hoa và trái, trên các cành chính còn có cành cấp hai. Sự phân cành trên thân chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống mè, thường màu của cành trên thân giống như thân chính.
2.5 Hoa
Hoa mè thuộc hình chuông. Cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành hình chuông.
Đài hoa màu xanh, 5 cánh cạn. Ống hoa dài 3 – 4 cm. Hoa mọc ở nách lá thành chùm. Mỗi chùm có 4 – 8 hoa. Nhị đực 5 nhưng có 1 bất dục. Bầu nhụy nằm trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả.
<!–[nếu !VML]–><!–[endif]–>
2.6 Quả
Là một loại quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn hình tam giác ngắn. Hình dạng của quả cũng là một yếu tố để phân biệt các giống. Chiều dài trái thay đổi từ 2,5 – 8cm, đường kính trái thay đổi từ 0,5-2 cm số vách ngăn từ 1-12 trái thường có lông tơ bao phủ. Trái mở ra bằng cách chẻ dọc vách ngăn từ trên xuống. Mức độ mở trái là đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng cho phù hợp với điều kiện thu hoạch.
Chất lượng quả cũng khác nhau tùy vị trí đóng quả. Thường quả ở vị trí thấp có hạt lớn hơn ở vị trí cao.
2.7 Hạt
Hạt mè là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội phôi nhủ.
Hạt mè nhỏ thường có hình trứng hơi dẹp trọng lượng 1000 hạt từ 2 – 4 g. Vỏ láng hoặc nhăn màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, cũng có hạt màu xám nâu, xanh olive và nâu đậm. Hạt mè tương đối mảnh và chứa rất nhiều dầu, do đó, dễ mất sức nảy mầm sau khi thu hoạch. Một số giống mè có tính miên trạng kéo dài đến 6 tháng sau khi thu hoạch. Giống có trái nhiều khía thì hạt nhỏ hơn giống có trái ít khía.
III SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÈ
Thời gian sinh trưởng của mè biến động từ 75 – 120 ngày. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của mè kéo dài 40 – 60 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày.
Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của mè là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín.
Mè ra hoa trong khoảng thời gian 15 – 20 ngày
Tốc độ tăng trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở . Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35 – 40 ngày.
IV ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
4.1 Nhiệt độ
Vì cây có nguồn gốc nhiệt đới. Tổng tích ôn của mè khoảng 2.700oC cho thời gian sinh trưởng 3 – 4 tháng nhiệt đô trung bình thích hợp khoảng 25 – 30oC. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành hoa khoảng 25 – 27oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào khoảng 28 – 32oC. Nếu nhiệt độ dưới 20oC kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ dưới 18oC sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 10oC cây ngừng phát triển và chết.
Nhiệt độ cao trên 40oC vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa.
4.2 Ánh Sáng
Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè. Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15 – 20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12giờ/ngày).
Cường độ ánh sáng, số giờ nắng số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mè. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200 – 300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Cường độ ánh sáng trong thời gian kết quả đến khi chín 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux.
4.3 Nước
Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất mè. Mè tương đối chịu hạn nhưng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dưới 70%. Mè ít cần nước mưa, mè cho năng suất cao ở lượng mưa 500 – 650mm. Trong điều kiện có tưới tổng lượng nước cần lên tới 900 – 1000mm.
Mè yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 34%; thời kỳ ra hoa kết quả 45%; và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của mè khoảng 70 – 80%.
Tuy nhiên mè có khả năng chịu hạn khá. Các tài liệu nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất cho thấy mè có thể cho năng suất trong điều kiện lượng mưa 200 – 300mm phân bố đều trong vụ.
Mưa lúc thu hoạch sẽ làm phẩm chất mè giảm do nhiễm bệnh. Mè rất dễ mẫn cảm với nước, nếu mưa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và chết. Trong lúc gieo hạt, mưa nhiều hạt sẽ không nảy mầm.
4.4 Cao độ
Mè thích hợp ở độ cao dưới 1.250m tuy nhiên vẫn thấy có những trường hợp trồng ở độ cao khoảng 1.000m, mè trồng ở vùng này thường cây nhỏ, không phân cành, chỉ có một hoa ở dưới nách lá, do đó năng suất thấp.
Ở Ấn Độ và Venezuela, người ta thấy cùng một giống nếu đem trồng ở nhiều nhiệt độ cao khác nhau thì càng lên cao năng suất càng giảm.
4.5 Gió
Mè rất dễ bị thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng làm cho mất hạt khi trái bị nứt. Do đó, khi chọn thời vụ trồng mè nên tránh vào thời gian mưa to gió lớn. Ở Pháp người ta không đưa mè trồng ở miền Nam vì một trong những lý do vùng này có gió mạnh. Ở thung lũng Kasmia của Ấn Độ, mè bị thiệt hại nặng do gió mạnh từ miền núi thổi qua. Do đó khi canh tác mè thường chọn những giống có lóng ngắn, chiều dài của thân tương đối ngắn có thể cho nhiều trái, chú ý cần phải vun gốc cho cây.
4.6 Đất
Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt. Cơ cấu đất không quan trọng bằng khả năng thoát nước, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu. Tính thích nghi của mè ở nhiều loại đất đã được đề cập đến từ lâu. Cách đây nhiều thế kỷ, người Roma cho rằng: mè yêu cầu đất phải tơi xốp, đất giàu dinh dưỡng.
Các loại đất cát, cát pha có pH từ 5,5 đến 8 đều trồng mè được, nhưng tốt nhất là pH = 6. Âøm độ thích hợp nhất là 70%. Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung là nơi thích hợp phát triển mè. Mè rất thích hợp với đất phù sa ven sông như Cồn Khương (Cần Thơ), ở Châu Phú (An Giang) do phù sa bồi đấp sau vụ lúa nổi, trồng mè thường cho năng suất cao.
V KỸ THUẬT CANH TÁC
5.1 Thời vụ
- Vụ đông xuân
Gieo từ tháng 12-1dl (sau khi nước rút) thu hoạch tháng 2-3 dl, vụ này cho năng suất cao nhất trong năm.
Mè trồng vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi phơi hạt dễ dàng. hạt có màu sáng đẹp, không bị nấm mốc tấn công làm biến dạng hạt, do đó giá trị kinh tế cao.
Trồng vụ này, cây không bị đổ ngã, ít sâu bệnh, không ngập úng.
- Vụ hè thu
Thường được trồng trên đất rẫy để tránh bị úng khi mưa nhiều, bắt đầu gieo vào tháng 4-5 dl thu hoạch vào tháng 6-7 dl. Vụ naöy năng suất thấp nên chỉ trồng trên đất rẫy lấy giống cho vụ sau.
5.2 Sửa soạn đất
Có hai cách sửa soạn đất để trồng mè tuỳ theo cách trồng:
5.2.1 Không làm đất
Luân canh với lúa nổi như ở vùng Châu Phú (An Giang) không cần sửa soạn đất. Trước hoặc sau khi thu hoạch lúa nổi, sạ mè trên đất còn ẩm độ nhờ rạ lúa nổi che phủ, hạt nảy mầm phát triển, trồng theo phương thức này khó chăm sóc, không tưới nước và bón phân nên năng suất không cao.
Hiện nay một số vùng canh tác mè trên nền đất lúa cao sản như Ô Môn, Thốt Nốt không cần sửa soạn đất. Sau khi thu hoạch lúa xong cho nước vào ruộng từ 1 đến 2 ngày đến khi độ ẩm của đất đạt từ 70 – 80%, tháo nước ra và tiến hành sạ mè phương pháp nầy cũng không cẩn làm đất.
5.2.2 Làm đất
Hạt mè rất nhỏ do đó cần làm đất kỹ vì nếu không làm đất kỹ, sạ không đều, hạt sẽ bị vùi lấp. Cần cày sâu 25m, bừa lại nhiều lần cho đất nhuyễn trước khi sạ để hạt mè dễ tiếp xúc với đất, cây mọc tốt. Ở các chân ruộng thấp, nên lên líp cao 30cm rộng 1m, rãnh rộng 40cm để thoát nước (nhất là trồng vào mùa mưa).
5.3 Giống
Tùy theo mục đích sau khi thu hoạch để chọn giống trồng. Những giống mè vàng dễ tiêu thụ trong nước hơn mè đen, nếu xuất khẩu, mè đen có giá trị cao hơn mè vàng, mè đen một vỏ giá trị cao hơn mè đen hai vỏ.
5.3.1 Mè đen
* Đặc điểm:
– Có thời gian sinh trưởng dài.
– Thân cao 160cm cũng có giống cao 2 -3 m.
– Giá trị xuất khẩu cao hơn mè trắng, nhất là mè đen một vỏ.
– Thích hợp trồng ở vùng núi (độc canh cây mè) ít sâu bệnh tấn công, hiện nay có một số giống mè đen: Mè đen Trà Ôn và mè đen Cồn Khương có thời gian sinh trưởng 90 ngày, năng suất 1,5 tấn. Hai giống naöy có năng suất ổn định, tiêu biểu cho địa phương. Mè đen Ấn Độ thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, năng suất cao 1,6 tấn nhưng giá trị kinh tế không cao do bị phân ly hạt có nhiều màu đỏ, đen, nâu.
5.3.2 Mè trắng
* Đặc điểm:
Thời gian sinh trưởng ngắn hơn mè đen, cây cao từ 0,6 đến 1,2m.
Giống được trồng phổ biến ở An Giang và Cần Thơ là mè trắng Thuận Hải, thời gian sinh trưởng chỉ có 75 ngày, dễ tiêu thụ nội địa, sâu bệnh ít tấn công có thể trồng trong hệ thống luân canh. Ngoài ra còn có mè trắng An Giang, mè trắng Miền Đông.
5.4 Sử dụng phân bón và cách bón phân
5.4.1 Phân bón
Mè cần phân bón để phát triển, nhất là trên các loại đất nghèo dinh dưỡng nhưng nhu cầu ít hơn các loại cây trồng khác. Một số giống mè địa phương đã thích nghi, không cần phải bón phân khi trồng. Tuy nhiên, năng suất không đạt tối đa so với giống mè có bón phân và chăm sóc tốt.
– Phân đạm: đạm giúp cho cây phát triển tốt trong điều kiện đất canh tác nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bón nhiều đạm, cây dễ bị nhiễm bệnh. Khi bón đạm phải cân đối với lân. Bón thúc đạm là biện pháp làm gia tăng năng suất mè.
– Phân lân: lân giúp cho cây hấp thu đạm và phát triển cân đối, sự hấp thu lân, đạm và kali có liên quan đến sự phát triển tốt của cây. tuy nhiên, nhiều vùng đất trồng mè không cần phải bón phân vì trong đất vì trong đất còn lượng lân để cho cây phát triển.
– Phân kali: qua phân tích trái cho thấy, hàm lượng kali cao trong trái, là loại cây cho dầu nên kali rất cần cho cây. Tuy nhiên, nhiều vùng đất trồng mè không cần bón vì trong đất còn lượng kali đủ cho cây phát triển (Vùng lúa nổi, đất phù sa ven sông).
– Phân vi lượng: mè ít cần các loại phân vi lượng, nhiều thí nghiệm cho thấy mè cần các loại phân đa lượng như: đạm, lân và kali.
5.4.2 Bón phân
Để đạt năng suất mè cao phải bón phân. Lượng phân bón mè lấy đi từ đất khá lớn. Theo kết quả nghiên cứu (out of Venezuela), để đạt năng suất mè 500kg/ha, mè lấy đi từ đất 25kg N; 3kg P và 25 kg K. Thời kỳ hấp thu dinh dưỡng lớn nhất là khoảng 40 – 70 ngày tuổi tương ứng với thời gian ra nụ thành lập quả và tạo hạt (đối với giống có thời gian sinh trưởng là 90 ngày).
Bón phân cho mè phải sử dụng phân dễ tiêu và bón sớm. Nhất là trong điều kiện sử dụng phân hữu cơ.
Qua thí nghiệm cho thấy, áp dụng công thức phân 60 -60-30 và 90-60-30 giữa hai công thức naöy không có sự khác biệt. Do đó có thể sử dụng công thức 60-60-30. Riêng ở vùng thâm canh mè như Châu Phú, người ta thường sử dụng công thức 90-60-30.
Lượng phân bón có thể chia làm hai hoặc ba lần bón tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống.
Đối với những giống có thời gian sinh trưởng 80-90 ngày thường bón hai lần:
– Bón lót 1 ngày trước khi gieo 1/2 đạm toàn bộ lân và kali.
– Bón thúc 1/2 đạm còn lại 30 ngày sau khi gieo.
Đối với những giống có thời gian sinh trưởng trên 90 ngày chia làm ba lần bón.
– Bón lót 1/3 đạm và toàn bộ lân và kali một ngày trước khi gieo.
– Bón thúc 1/3 đạm 30-35 ngày sau khi gieo.
– Bón thúc 1/3 đạm 45-50 ngày sau khi gieo.
Thường bón đạm cho cây chỉ có 60-70% cây hút đạm còn 30-40% mất đi do rửa trôi, trực di, bốc hơi nên chia làm nhiều lần bón cây dễ hấp thụ hơn.
5.4.3 Cách bón
– Bón theo hàng
– Bón theo hốc.
– Mè trồng rất dày nên tốt nhất là bón bằng cách bỏ vào nước, tưới vào gốc.
6 Gieo hạt
– Hạt trước khi gieo phải xử lý hột với Copper-zinc hoặc Copper-B nồng độ 2% trộn đều vào hạt. Có hai cách là sạ và gieo theo hàng.
6.1 Sạ
Trên những chân ruộng lúa nổi, sạ trước hoặc sau khi thu hoạch lúa. Để đảm bảo cho mè được sạ đều, nên trộn hạt giống với cát theo tỷ lệ 2 cát/1 mè. Lượng hạt giống cần dùng là 8-18 kg / ha. Sạ xong dùng chà tre kéo ngược gió để hạt mè rơi đều xuống đất. Ba ngày sau khi sạ hạt bắt đầu nảy mầm. Lúc này nên tránh bơm nước và giữ cho ruộng khô, nếu cho nước vào thì mè sẽ bị thối hoàn toàn.
6.2 Gieo theo hàng
– Mật độ ảnh hưởng đến năng suất rất lớn, nếu gieo dày quá thì cây mọc ốm yếu, cho trái ít. Nếu gieo thưa quá thì cây bị đổ ngã. Khoảng cách tốt nhất là 40 x 20cm sau khi gieo tỉa còn 2 cây/ hốc, mật độ vào khoảng 25.000 cây/ha thì sẽ cho năng suất cao nhất.
– Lượng hạt giống cần để gieo 4 – 5 kg / ha, thường gieo 4 – 5 hạt trên hốc sau đó nhổ tỉa còn 2 cây/hốc.
7 Chăm sóc
7.1 Tưới tiêu nước
Tuy mè không cần nước nhưng thiếu nước năng suất không cao, do đó trồng vào vụ Đông Xuân cần phải cung cấp nước đầy đủ, nhất là khi bón phân cho mè, tưới bảo đảm 50% thủy dung ngoài đồng. Mè cần nhiều nước từ khi gieo đến ra hoa đầu tiên. Sau đó giảm dần và ngưng tưới nước khi có trái chín đầu tiên.
Trên đất có điều kiện thoát nước tốt, có thể tưới tràn sau đó cho nước rút nhanh qua các rãnh, đất thoát nước kém nên dùng thùng tưới. Mè là cây chịu úng kém nên trồng vào mùa mưa phải xẻ rãnh thoát nước.
7.2 Làm cỏ vun gốc bón phân
Cỏ dại phát triển rất nhanh (từ 7-10 ngày sau khi gieo). Rễ mè phát triển rất kém dễ bị đổ ngã, do đó có thể kết hợp làm cỏ vun gốc các lần bón phân.
7.3 Tỉa cây
Sau khi làm cỏ, vun gốc, bón phân tỉa bỏ cây xấu chỉ để 2 cây/hốc đảm bảo mật độ 250.000 cây/ha.
7.4 Tủ rơm
Đối với mè trồng thuần, sau khi sạ cần tủ rơm để bảo đảm độ ẩm trong đất và đỡ tốn công tưới.
7.5 Phòng trừ sâu bệnh
7.5.1 Sâu
. Sâu ăn trái: đục vào trái làm cho trái bị hư, sau đó các loại nấm khác tấn công làm hư hạt.
- Sâu ăn tạp: ăn phần mô diệp lục trên lá.
- Bọ xít xanh: chích hút trên lá.
- Cào cào: xuất hiện rãi rác ăn lá
Có thể phòng trị bằng các loại thuốc thông thường như: NVP, Thiodan . . .
7.5.2 Bệnh
Hầu hết các loại bệnh xảy ra trên lá và trên thân.
- Bệnh héo tươi: làm Fusarium nấm oxysporium f. sesami gây ra, nấm này thường làm chết cây con. Do đó phải xử lý hạt trước khi gieo bằng CuSO4 hoặc Copper-zin, nồng độ 2%, nếu trị bệnh dùng Copper-B để trị.
- Đốm lá: do vi khuẩn Pseudomonas sesami tấn công, làm cho lá có những đốm trắng viền vàng, sau đó bị thủng, lá bị rụng có thể dùng Copper-B để trị.
- Đốm phấn: do nấm Oidium sp gây nên, bệnh lan truyền rất nhanh, phòng trị bằng Afugan 30 EC.
- Bệnh khảm: đây là bệnh quan trọng khi trồng mè, do rầy xanh truyền các virus gây ra xoắn lá. Bệnh khó trị, do đó phải diệt tác nhân là rầy.
8 Thu hoạch
Mè ra hoa kết trái suốt thời gian sinh trưởng, do đó xác định thời gian thu hoạch đúng lúc sẽ làm hạn chế mất hạt do nứt trái, hạt rơi xuống đất. Thu hoạch khi thấy lá bên dưới vàng và trái có những đốm đen nhiều.
Khi thu hoạch có thể dùng dao, lưỡi hái cắt sát gốc, cũng có nơi người ta nhổ mè bằng tay, xong bó thành từng bó, dựng chụm đầu bó lại để phơi trên ruộng 3-4 nắng. Nếu trồng diện tích ít đem về nhà ủ, treo lên cho lá rụng bớt một phần và đem phơi trên sân xi măng hoặc đem phơi vài nắng, khi mè bắt đầu khô dùng cây quất nhẹ trên thân trái nứt hạt sẽ rơi ra ngoài. Nếu dùng hạt làm giống chỉ phơi nơi thoáng mát.
Chú ý: Trong suốt thời gian thu hoạch, nếu không khéo, có những giống mất 75% do thu hoạch trễ. Nhưng nếu thu hoạch đúng, cũng có những giống mất 10% năng suất do các thao tác thu hoạch phơi gom.
9 Tồn trữ
Sau khi thu hoạch, loại bỏ các tạp chất để tồn trữ.
- Nếu tồn trữ làm giống cho mùa sau, phải giữ mè trong chai, lu hũ, bên trong đựng hạt giống, bên trên có một lớp tro trấu để hút ẩm. Chú ý lấy những trái ở giữ cây để làm giống.
- Nếu thu hoạch để bán hạt, chỉ cần đựng vào các bao đay để nơi thoáng mát.
Phương pháp ngăn chặn dịch rầy trên cây lúa
Rầy là một loại côn trùng chủ yếu gây bệnh cho cây lúa trên toàn Châu Á. Chúng đã và đang gây ra tổn thất hàng trăm triệu Mỹ kim hàng năm và ảnh hưởng đến an ninh lương thực toàn khu vực tiêu thụ gạo.
Viện nghiên cứu lúa gạo Thế giới ( IRRI) đã nghiên cứu kế hoạch hành động nhằm giúp các quốc gia tránh dịch rầy . Kế hoạch này nhằm giúp phát triển cây lúa, giãm thiêu việc sử dụng thuốc trừ sâu sai phương pháp và phục hồi môi trường sống đa dạng sinh học tự nhiên.
IRRI
CHÚNG TÔIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ
RẦvà : CÔN TRÙNG GÂY THIỆT HẠI NGHIÊM TRnóHÀNH
Kể từ năm 2004, nhiều nước Châu Á đã phải nếm trãi khó khăn do dịch rầy mang lại cho cây lúa.
Tại Trung Quốc, rầy đã làm thiệt hại khoảng 1 triệu tấn lúa mỗi năm. Năm 2005, thiệt hại khoảng 2,8 triệu tấn lúa. Hai năm 2005 và 2006, nhiều đợt dịch rầy nâu đã khởi phát ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 2007, Việt Nam đình hoãn việc xuất khẩu gạo bởi những tổn thất sản lượng do rấy gây ra. Và những trận dịch rầy nâu kéo dài ở Indonesia đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho hàng trăm ngàn hec ta lúa vào năm 2008.
Năm 2009, dịch rầy cùng với vi khuẩn gây bệnh đã bùng phát mạnh mẻ tại trung phần Thái Lan, miền nam Trung Quốc , miền bắc Việt Nam và Indonesia. Từ năm 2009 đến 2011, hơn 3 triệu hec ta lúa đã bị ảnh hưởng nặng gây thiệt hại hơn 1,1 triệu tấn lúa, với kim ngạch xuất khẩu hơn 275 triệu Mỹ kim.
Lúa ở Nam Á bị nhiễm vi rút gây bệnh do rấy lưng trắng truyền sang, ban đầu đã lan sang đồng bằng song Hồng và sau đó lan tỏa đến miền nam và miền trung Việt Nam. Năm 2009, ước tính đã có hơn 300.000 héc ta đã bị ảnh hưởng nặng ở Trung Quốc và Việt Nam. Hơn 6.500 héc ta đã bị mất trắng. Ngày nay, vi rút gây bệnh đã lan sang đến Nhật Bản.
Cách sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách :
Dịch rầy không phát triển đồng loạt ở mọi nơi. Nếu một điểm nào đó trên cánh đồng xuất hiện một số lượng lớn rấy , bà con nên thực hiện các biện pháp sau đây :
- Không xịt thuốc diệt rầy ngay. Chờ từ 10 đến 15 ngày sau khi rấy xuất hiện và tìm ổ trứng rầ
- Nếu trứng rầy quá nhiều, hãy lập tức sử dụng thuốc đặc biệt kiểm soát quá trình sinh trưởng của trứng rầy như hợp chất của bupr Cố gắng xịt vào ổ rấy ở gốc lúa, đừng xịt vào ngọn lúa.
- Không nên sử dụng các loại thuốc diệt sâu bệnh phổ rộng như pyrethroids hoặc organophosphate vì nó gây hại cho ong và các loại thiên địch khác.
Thuốc trừ sâu rầy được làm từ nhiều loại hóa chất khác nhau bởi nhiều thương hiệu khác nhau. Bà con nông dân nên đọc kỹ thành phần của từng loại thuốc được ghi trên nhãn sản phẫm để có thể chọn lựa và sử dụng từng loại thuốc một cách hiệu quả nhất.
Nhóm thuốc | Thành phần chủ yếu | Tác dụng | Sử dụng cho ruộng lúa |
carbamate | Fenobucarb | Kiểm soát trứng côn trùng | |
điều hòa sinh trưởng | Buprofezin | Tác dụng trực tiếp lên trứng côn trùng | Xịt vào gốc lúa để diệt trứng rầy |
pyrethroid | cypermethrin | Phô tác dụng rộng | Không sử dụng |
deltamethrin | Phô tác dụng rộng | Không sử dụng | |
organophosphates | chlorpyrifos | Phô tác dụng rộng | Không sử dụng |
lactones macrocyclic | Abamectin | Phô tác dụng rộng | Không sử dụng |
NGUYÊN NHÂN CỦNHƯỰ BÙNG NỔ DỊCH RẦvà
Nguyên nhân chủ yếu gây ra đại dịch rầy là do con người phá vở sự cân bằng sinh thái của môi trường nông nghiệp.
Rầy di chuyển xa chủ yếu nhờ vào gió. Ở những khu vực lúa có sự cân bằng sinh thái tốt, số lượng rầy bị hạn chế nhờ vào vai trò của thiên địch như nhện, côn trùng ăn thịt, ăn trứng rầy và côn trùng ký sinh lên trứng rầy như trứng ong. Khi chủng loài và số lượng các loại thiên địch bị giãm thiểu do chúng ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai và tùy tiện, rầy phát triển nhanh chóng trở thành đại dịch hại lúa.
Sử dụng thuốc bảo vệ thứực vật không đúng cách : Nguyên nhân chính dẫn đến các loại thiên địch bị biến mất là do chúng ta sử dụng các loại thuốc trừ sâu lá không đúng và vượt liều lượng chỉ định với các loại hóa chất độc hạitrong giai đoạn đầu của cây lúa ( khoảng 40 ngày đầu). Số lượng rầy tăng gấp khoảng 10 lần trên những ruộng lúa sử dụng thuốc trừ sâu như vậy.
Tránh xịt thuốc sâu, đặc biệt là các loại có tác dụng phổ rộng giúp duy trì ong và các loại thiên địch khác, duy trì sự cân bằng sinh học là giải pháp tốt để kiểm soát đại dịch rầy.
Cũng còn biết thêm rằng thuốc trừ sâu không tiêu diệt được trứng rầy, do vậy trứng rầy sẻ phát triển mạnh mẽ sau đó trong một môi trường không có sự kiểm soát của thiên địch.
Sử dụng phân bón quá mức cần thiết : Sử dụng phân đạm quá dư sẻ giúp rầy và trứng của nó có điều kiện hấp thụ và phát triển nhanh chóng thành đại dịch.
Tăng vụ : Khi tăng từ 1 vụ lên 2 vụ rồi 3 vụ lúa trên năm, chúng ta cũng đã góp phần tạo điều kiện để rầy phát triển nhanh chóng thành đại dịch nhờ nguồn thức ăn dồi dào luôn có sẵn trên đồng ruộng.
Rầy kháng thuốc, choốcủa : Rầy nhanh chóng thích nghi với các loại giống kháng rầy đặc biệt là ở những vùng trồng một loại giống với diện tích lớn và chúng cũng nhanh chóng kháng các loại thuốc trị rầy. Ở nhiều vùng của Trung Quốc, đã ghi nhận được rầy kháng đến 200 loại thuốc bảo vệ thực vật.
Sự hợp tác, nổ lực củACộng đồng – Cách hiệu đóả chống đạIDịch rầvà :
IRRI kêu gọi cộng đồng cùng chung tay chống đại dịch rầy thông qua việc thực hiện kế hoạch hành động như sau :
Chính phủ : Ban hành các hướng dẫn và quy định cụ thể giúp nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và đúng liều lượng hướng dẫn trong sản xuất lúa.
Các doanh nghiệp : Chấp hành các quy định của Chính phủ và tiên phong trong việc giãm thiểu đưa ra thị trường các loại thuốc bảo vệ thực vật phổ rộng, nhằm giúp tái lập sự đa dạng sinh học và cân bằng môi trường sinh thái, tạo điều kiện để thiên địch kiểm soát rầy.
Các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng xã hộtôi : Tuyên truyền phổ biến cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách nhằm giúp phục hồi sự cân bằng môi trường sinh thái.
IRRI sẻ không ngừng nghiên cứu và phổ biến các biện pháp hữu hiệu nhằm giúp bà con nông dân kiểm soát hữu hiệu đại dịch rầy trong sản xuất lúa.
KẾ HỒẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM GIÃM THIỂU TÁC HẠtôi CỦMột RẦY LÊN CÂY LÚA Ở CHÂU Á
phục hồLàự đa dạng sinh hnóc và cân bằng môi trường thông qua :
- Trồng hoa dọc bờ ruộng để phát triển các loại thiên địch chống rầ
- Phơi đất 1 tháng sau thu hoạch và xuống giống đồng bộ.
- Thống nhất quy trình canh tác chuẩn mực : ví dụ như không xịt thuốc trừ sâu trong 40 đầu sau khi xuống giống nhằm giúp duy trì thiên địch giúp hạn chế sâu rầ
- Sử dụng trên diện rộng các giống kháng sâu rầy hữu hiệu mới và tránh sử dụng cùng một loại giống hai năm liên tục nhằm tránh rầy miễn dịch với giố
Đề ra các quy định về chúng tôiệc mườiếthứ pị và sử dụng thuốc bảo vệ thứực vật :
Quy định về thuốc trừ sâu : Chính phủ và chính quyền địa phương đề ra những quy định cụ thể cho sản phẫm và nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu.
Hạn chế thuốc sâu : Chính phủ ban hành danh sách hạn chế và cấm thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là những loại thuốc chứa thành phần như : cypermethrin, deltamethrin, abamectin, hoặc chlorpyrifos.
củaểm soát đại lý thuốc bảo vệ thứực vật : Kiểm soát chặt chẻ việc bán hàng giả, hàng cấm sử dụng và chưa qua kiểm định cấp phép, đồng thời phổ biến sâu rộng việc áp dụng biện pháp tổng hợp kiểm soát sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Tập huấn Đại lý thuốc bảo vệ thứực vật : Quy trình sử dụng đúng cách thuốc bảo vệ thực vật : các sai sót nên tránh, sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh, đúng loại bình xịt và cách xịt, và hạn chế xịt ngừa, cũng như xịt thuốc có phổ diệt rộng.
Theo IRRI
Đặc điểm sinh học của cây lúa
Giai đoạn nảy mầm
Đời sống cây lúa bắt đầu bằng quá trình nẩy mầm. Hạt nảy mầm được cần phải hút no nước, do vậy, để hạt lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước khoảng ba ngày đêm (72 giờ) hạt mới hút đủ nước. Cứ mỗi ngày đêm (24 giờ) thay nước một lần.
Hạt đã hút no nước được vớt ra, đãi sạch và ủ hạt từ 24-30 giờ. Trong suốt quá trình ngâm ủ, trong hạt xảy ra các hoạt động hoạt hoá tinh bột, protein và các chất béo để biến đổi thành những chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi phân chia lớn lên thành mầm và rễ mầm, trục phôi trương to, đẩy mầm và rễ mầm ra khỏi vỏ trấu, kết thúc giai đoạn nảy mầm.
Điều kiện ảnh hưởng đến sự nẩy mầm
– Sức nẩy mầm của hạt: Thu hoạch lúa đảm bảo độ chín, bảo quả tốt sức nảy mầm của hạt tốt hơn. Hạt giống có vỏ trấu mỏng thường hút nước nhanh hơn giống vỏ dày, do đó thời gian nảy mầm thường ngắn hơn.
– Độ ẩm: Hạt giống nảy mầm khi hàm lượng nước của hạt đạt 25- 35% (không nẩy mầm nếu hàm lượng nước của hạt dưới 13%). Tốc độ hút nước của hạt phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước. Trong điều kiện thời tiết lạnh vụ đông xuân, nên ngâm hạt giống với nhiệt độ nước 25 – 300c để rút ngắn thời gian ngâm. Tuy nhiên thời gian ngâm quá dài, hạt hút nhiều nước, tinh bột trong hạt gạo phân giải thành đường rồi hoà tan trong nước làm tiêu hao chất dự trữ trong hạt. Đồng thời, hạt dễ bị chua, thối hoặc mầm yếu.
– Nhiệt độ: nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 -120C , nhiệt độ thích hợp là 30 -35oC, nhiệt độ lớn hơn 400C có hại cho sự nảy mầm .
Khi hạt nảy mầm cũng cần phảI có đủ lượng không khí, chủ yếu là oxy cho mầm và rễ mầm phát triển.
Do vậy, trong kỹ thuật ngâm ủ, người ta điều tiết quan hệ nước, oxy để khống chế sự phát triển của mầm và rễ. Kinh nghiệm ”ngày ngâm đêm ủ” cũng là một biện pháp điều tiết sự phát triển của mầm và rễ cho phù hợp.
Giai đoạn mạ
Thời kỳ mạ dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ hoặc phương pháp gieo trồng. Gieo mạ ruộng (mạ dược) đối với các giống lúa cũ dàI ngày, thời kỳ mạ khoảng 40 – 45 ngày ở vụ mùa, 50 -60 ngày ở vụ đông xuân, các giống lúa ngắn ngày khoảng 25 -30 ngày. Gieo mạ nền, mạ sân tuổi mạ 15 -18 ngày ở trà xuân muộn, gieo mạ khay (mạ Nhật bản) thời gian tuổi mạ chỉ 7-10 ngày tương ứng với 2,5 -3 lá ở vụ mùa.
Từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, rễ phôi cũng phát triển và hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ chưa nhiều.để cho cây mạ sinh trưởng thuận lợi sau khi gieo cần giữ ẩm cho ruộng mạ, tránh bị ngập hoặc hạn.
Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt nên chưa cần bón thúc. Cây mạ còn nhỏ, yếu, khả năng chống chịu kém. Vì vậy cần tạo điều kiện để cây mạ có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh. ..
Từ khi cây mạ có 4 lá thật đến khi có 5 – 6 lá đối với giống trung ngày và 6 – 7 lá đối với giống dài ngày là có thể nhổ cấy.
Thời kỳ này cây mạ sử dụng dinh dưỡng từ môi trường để sống, cần chú chăm sóc, bón thúc cho mạ phát triển. Chiều cao cây, kích thước cây mạ tăng mạnh, có thể ra được 4 – 5 lứa rễ, khả năng chống chịu cũng tăng lên.
Ở phía Bắc, những năm rét nhiều, mạ sinh trưởng chậm, tốc độ ra lá chậm nên thời kỳ mạ thường kéo dài. Ngược lại, năm ấm tốc độ ra lá nhanh, sớm đạt tuổi mạ cấy, cần có biện pháp hãm mạ để tránh mạ già, mạ ống.
Thời kỳ mạ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho mạ tốt, mạ khoẻ giúp cho cây lúa khi cấy chóng hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển sau này.
Giai đoạn đẻ nhánh
Điều kiện bình thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang đẻ nhánh. Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài 15 -20 ngày, thậm chí 25 – 30 ngày ở vụ chiêm xuân phía Bắc.
Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá . Thời kỳ này quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông.
Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh tác. Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40 – 50 ngày ở vụ mùa, 20 – 25 ngày ở vụ hè thu.
Trong một vụ, các trà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các trà cấy muộn. Thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ nhánh kéo dài. Mật độ gieo cấy thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày. Tuổi mạ non thời gian đẻ nhánh dài hơn so với mạ già.
Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu ( nhánh thành bông).
Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá hoại của sâu bệnh.
Giai đoạn phát triển đốt thân
Trên đồng ruộng sau khi đạt số nhánh tối đa cây lúa chuyển sang thời kỳ làm đốt
* Thời gian làm đốt
– Thời gian làm đốt dài hay ngắn có liên quan chặt chẽ đến thời kỳ trỗ bông, cũng như liên quan đến số lóng kéo dài trên thân nhiều hay ít.
– Giống lúa ngắn ngày có thời gian làm đốt khoảng 25 -30 ngày, giống lúa trung ngày 30 – 40 ngày và dài ngày khoảng 50 -60 ngày. Thời gian làm đốt cũng có những quy luật nhất định. ở vụ mùa, cây lúa làm đốt vào trung tuần tháng 8, trước khi làm đòng 7 đến 20 ngày tuỳ giống. ở vụ chiêm xuân, cây lúa làm đốt vào trung tuần tháng 3, trước khi làm đòng 5 – 7 ngày.
– Thời gian làm đốt, làm đòng của các giống ngắn ngày được bắt đầu cùng một lúc. Do đó thời gian làm đốt làm đòng bằng nhau. Đôi khi cũng có giống lúa phân hoá đòng rồi mới làm đốt, trong trường hợp này thời gian làm đốt ngắn hơn làm đòng.
* Quá trình làm đốt:
– Thân lúa được phát triển từ trục phôi. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành. Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân lúa chính thức mới hình thành.
– Quá trình làm đốt được tính khi lóng thứ nhất ở gốc thân có chiều dài lớn hơn 0,5 cm . Các lóng ở dưới gốc thường ngắn, tốc độ phát triển chậm. Các lóng trên dài hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn.
– Số lóng và kích thước lóng: Số lóng trên thân phụ thuộc vào giống. Giống lúa trung ngày có 6 -7 lóng, giống lúa ngắn ngày có 4-5 lóng.
Giai đoạn làm đòng
Giai đoạn làm đòng ( từ phân hoá đòng đến đòng già), là quá trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa. Ở thời kỳ này, cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý, khả năng chống chịu ngoại cảnh.
Quá trình này diễn ra ở dỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thể nhìn thấy đòng lúa bắng mát thường khi đòng đã dài 1mm, nông dân gọi là cứt gián.
Sau khi hình thành bông nguyên thủy là giai đoạn vưon dài kết hợp với sự hình hình thành bông, gié và hoa hoàn chỉnh. Lúc này chiều dài của đòng có thể đạt từ 6-12cm, bằng 1/2 chiều dài của bông sau này. Đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài.
Giai đoạn làm đòng kết thúc khi cây lúa có đòng già chuẩn bị trỗ bông. Từ giai đoạn bông nguyên thuỷ cây lúa còn hình thành được ba lá nữa, không kể lá đòng.
Giai đoạn làm hạt
Giai đoạn chín một lượng lớn các chất tinh bột và đường tích luỹ trong thân, bẹ lá được vận chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thước, khối lượng, vỏ hạt đổi màu, già và chín. Lá lúa cũng hoá già bắt đầu từ những lá thấp lên trên theo giai đoạn phát triển của cây lúa cùng với quá trình chín của hạt.
Giai đoạn chín sữa
Sau phơi màu 5 – 7 ngày, chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa. Hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh. Khối lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thể đạt 75 – 80 % khối lượng cuối cùng.
Giai đoạn chín sáp
Giai đoạn này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng. Màu xanh ở lưng hạt dần dần chuyển sang màu vàng. Khối lượng hạt tiếp tục tăng lên.
Trong pha khởi đầu của sự chắc hạt, hàm lượng nước của hạt khoảng 58% và giảm xuống còn khoảng 20 %. Khi nhiệt độ tăng, hàm lượng nước giảm nhanh hơn.
Giai đoạn chín hoàn toàn
Giai đoạn này hạt chắc cứng. Vỏ trấu màu vàng – vàng nhạt. Khối lượng hạt đạt tối đa.
Vai trò của vi sinh Trichoderma
Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.
Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 loài.
Khả năng kiểm soát bệnh
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia and Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.
Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma
Lương thực và ngành dệt
Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng thường được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương tự.
Chất kiểm soát sinh học
Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.
Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.
Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.
Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá các
sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Chưa có gen nào được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen hiện đang được nghiên cứu và phát triển.
Khả năng ứng dụng ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani.
Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân bón hữu cơ sinh học Pro CropMaster do Công ty UAS of America ( Hoa Kỳ ) sản xuất đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa
* ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP.
1. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là gì?
Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
- Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
- Trồng và chăm cây khoẻ:
– Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.
– Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn.
– Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu và cho năng suất cao.
- Thăm đồng thường xuyên- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng; dịch hại; thời tiết, đất, nước… để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
– Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác.
- Phòng trừ dịch hại
– Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn.
– Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật.
e.Bảo vệ thiên địch
– Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại.
* NỘI DUNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP
- Biện pháp canh tác
- Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng
Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh… là những môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoăn lá và bệnh lại mạ.
Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.
- Luân canh
Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác
- Thời vụ gieo trồng thích hợp
Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho lúa tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.
- Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày
– Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi
– Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
– Giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 100- 110 ngày, trồng trong vụ sớm có thể tránh được sâu đục thân, sâu cắn gié. Giống lúa cực ngắn với thời gian sinh trưởng 80-90 ngày cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì rầy nâu không kịp tích luỹ số lượng đủ gây hại nặng trên những giống cực ngắn ngày.
- Gieo trồng với mật độ hợp lý
Mật độ và kỹ thụật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh…
Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.
Các ruộng lúa gieo quá dầy thường khép hàng sớm, gây nên ẩm độ cao, tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh phá hại mạnh vào cuối vụ.
- Sử dụng phân bón hợp lí
Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân dễ bị lốp và nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá…
- Biện pháp thủ công
Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột…
- Biện pháp sinh học
- Tạo môI trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:
– Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế…
– Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp…
– Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
- ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học;
Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường
Một số loại sinh vật có ích trên đồng lúa
- Biện pháp hoá học
- Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV
– Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
– Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.
– Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:
+ Đúng chủng loại:
Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng trừ. Dùng không đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.
+ Đúng liều lượng và nồng độ:
Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện tích (ông có, sào hay công đất… mét khối kho tàng…)
Nồng độ sử dụng: Là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng, dạng bột để phun lên cây, lượng đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất.
Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại dễ nhờn thuốc. Sử dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa lãng phí, vừa độc hại.
Phun rải thuốc không đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí không có hiệu quả.
+ Đúng thời điểm (Đúng lúc):
Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp “phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Phun thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp.
+ Đúng kỹ thuật (đúng cách):
Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại. Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu phải rẽ hàng lúa để đưa vòi phun vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích hút bẹ lá.
- Sử dụng thuốc có chọn lọc
Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.
Quản lý nước theo thời kỳ sinh trưởng
Thời kỳ nẩy mầm: khi bảo quản hạt lúa có độ ẩm < 13%. Khi hút nước đạt 22%, hạt sẽ hoạt động và nẩy mầm tốt ở độ ẩm 25- 35%
Thời kỳ mạ:
- Từ gieo đến mũi chông: Giữ ruộng đủ ẩm mạ chóng ngồi và mọc nhanh. Rễ lúa được cung cấp ô xy thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình phân giải của nội nhũ cũng thuận lợi.
- Thời kỳ mạ 3 – 4 lá đến nhổ cấy: Có thể giữ ẩm hoặc lớp nước nông 2-3 cm.
Thời kỳ ở ruộng cấy:
Từ bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh tối đa và phân hóa đòng đến chín cây lúa rất cần nước . Cần cung cấp nước và duy trì mức nước 3 – 5 cm ở ruộng để lúa sinh trưởng thuận lợi và đạt năng suất cao . Ngược lại, nếu mức nước quá cao, ngập úng sẽ không tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng.
Sau đẻ nhánh tối đa đến phân hóa đốt: Rút nước phơi ruộng trong khỏang thời gian 10- 12 ngày nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, giúp quá trình làm đốt và dòng thuận lợi hơn.
Nhu cầu nước của cây lúa
Đối với cây lúa từ lâu đã có câu ca dao “ Nhất nước, nhì phân”. Điều đó nói lên nhu cầu nước của cây lúa rất lớn.
• Cây lúa cần 400 – 450 đơn vị nước, để tạo được một đơn vị thân lá
• Cây lúa cần 300 – 350 đơn vị nước để tạo được một đơn vị hạt.
Do vậy, ngoài sử dụng nước trời, xây dựng được hệ thống thuỷ lợi tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu cho các vùng trồng lúa.
Ở các vùng trồng lúa, cây lúa được cung cấp nước bằng các nguồn sau:
Lượng mưa: Yêu cầu 900 – 1100 mm cho một vụ lúa. Mùa mưa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thường bắt đầu vào tháng 5 – 6 và kết thúc vào tháng 10 – 11. Ở các tỉnh miềm Trung mùa mưa muộn hơn, thường mưa nhiều vào tháng 11-12. Lượng mưa hàng năm ở Hà Nội là 1800 mm, ở Huế 2860 mm, Thành phố Hồ Chí Minh 1980 mm, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu về nước của một vụ lúa. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có năm lượng mưa phân bố không đều, nhất là thời kỳ đầu và giữa vụ dễ gây ra hạn hán hoặc ngập lụt đối với sản xuất lúa.
Nước mưa còn mang theo và cung cấp khoảng 16 kg đạm vô cơ / ông có, nguồn ôxy và làm thay đổi tiểu khí hậu trong ruộng lúa.
Nước sông, suối, đến, hồ, đầm …: Lượng nước từ các nguồn này ngoài những nơi nước có thể tự chảy vào ruộng thì phải có hệ thống thuỷ lợi (tưới tiêu) tốt để chủ động cung cấp nước cho lúa (chống hạn). Tuy nhiên khi nước thừa thì phải thoát nước cho lúa (chống úng).
Nước phù sa từ các sông, đặc biệt là sông lớn như sông Hồng ( Đồng bằng Bắc Bộ), sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long)… còn cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng từ nguồn nước phù sa cho cây lúa.
Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lúa
Thu hoạch lúa
- Thu hoạch thủ công: Liềm các loại là công cụ chủ yếu và được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình, trang trại nhỏ.
- Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ để thu hoạch lúa.
- Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằn tay, trục lúa bằng trục đá có trâu bò kéo, tuốt lúa bằng máy đạp chân, bằng máy tuốt thủ công nhỏ hoặc bằng máy tuốt lúa.
Nơi đập tuốt lúa phải được lót bạt, hoặc tực tiếp ở sân phơi, nhưng phải sạch rác, sạn và không được lẫn với giống khác.
Phơi sấy, cất trữ bảo quản
Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy chủ yếu sau:
- Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có thể được phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh.
- Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 – 450c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý.
Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơI khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phảI được khử trùng, dọn sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơI khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần phảI xử lí ngay.