Home » Archives for Phong » Page 5

Author: Phong

Phương pháp bón phân theo bảng so màu lá lúa

Phương pháp bón phân theo bảng so màu lá lúa

  1. Bảng so màu lá lúa

Được chế tạo theo công nghệ của Nhật Bản nhằm xác định màu sắc lá lúa để dự đoán tình trạng dinh dưỡng Đạm ở cây. Bảng có 6 khung màu từ xanh vàng nhạt đến xanh đậm.

  1. Cách sử dụng

+Xác định tình trạng dinh dưỡng ở cây:

Đưa lá luá vào khung, đồng thời di chuyển cho tới khi trùng với màu trong khung là được. Màu lá trùng với màu khung thứ nhất, hai, hoặc ba… thì được ghi nhận tình trạng đạm trong cây ở số đó.

+ Chọn lá trên cùng đã phát triển đầy đủ để so màu :

Đo khoảng 20 lá của các khóm lúa khác nhau để lấy số trung bình. Số trung bình này thể hiện tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây của ruộng lúa. Cứ 7 ngày đo một lần, tính từ ngày thứ 14 sau khi gieo hoặc cấy để xác định chính xác thời điểm cần thúc đạm.

Thời kỳ bón thúc đạm:

Bón thúc đạm thích hợp nhất khi lá lúa có màu sắc như ở khung chuẩn (số 3- 5) tuỳ theo giống lúa. Thí dụ, Giống lúa ngắn ngày cao sản ở ĐBSCL có khung số 4 là chuẩn. Khi lá lúa có màu tương tự như khung số 4, có nghĩa lúa thiếu đạm. Vì vậy, cần thúc đạm ngay cho lúa.

Liều lượng bón theo bảng hướng dẫn dưới đây.

  Thời kỳ Vụ đông xuân
( kg Ure /ha)
Vụ hè thu
( kg Ure /ha)
 
– Đẻ nhánh 55- 65 76- 87
– Làm đòng 45 65

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

– Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 – 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền, 1995).

Nguyên tắc bón phân:

 

Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:

– Đúng liều lượng

– Đúng chủng loại

– Đúng thời điểm

– Đúng kỹ thuật

Những căn cứ để quyết định bón phân cho lúa:

– Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa – Thời tiết, khí hậu

– Đặc tính của đất – Lượng và loại phân bón

– Giống – Biện pháp canh tác

Bảng so màu bón phân đạm cho lúa

Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm

Liều lượng bón:

Bón đủ mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư mà mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp. (Xem mục kĩ thuật bón phân cho các vùng)

Chủng loại và thời điểm bón:

Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có nhu cầu khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng bón đạm sau lúc lúa trỗ dễ làm bệnh khô vằn và bệnh bạc lá phát triển mạnh. Bệnh tiêm lửa thường phát sinh trên ruộng bón thiếu phân.

Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (<120 ngày): Bón tập trung, bón lót sâu là chính.

Giống lúa thâm canh cao (lúa lai): Bón lót sâu, bón thúc sớm.

Bón thúc cho lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng. Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 hay 2 đợt ( bón đón đòng hoặc nuôi đòng).

Hiện tượng lốp đổ của cây lúa

Nguyên nhân: lúa lốp đổ là do bón nhiều đạm, bón không cân đối đạm, lân và kali .

Có 3 nguyên nhân gây nên hiện tượng lốp, đổ non:

– Do đặc tính của giống

– Do điều kiện ngoại cảnh ( thiếu ánh sáng, mưa nhiều, gió bão và đất quá tốt)

– Do kỹ thuật canh tác( mật độ, bón phân và tưới tiêu không hợp lý).

+ Hiện tượng ruộng lúa lốp: Diện tích lá quá cao, quá trình quang hợp và tích luỹ chất khô tiến hành không được bình thường, lượng gluxít ở lá bị giảm sút, từ đó giảm khả năng tổng hợp protit của cây.

+ Hiện tượng lúa đổ: lúa sinh trưởng quá mạnh, lá nhiều, thân cao và yếu. Do đó, sức chống đỡ của các đốt bên dưới không chịu nổi sức nặng của các bộ phận trên, dẫn đến hiện tượng lúa đổ non vào trước hoặc sau lúc trỗ.

Biện pháp phòng chống lốp, đổ:

– Chọn giống chịu phân và chống đổ ( thấp cây, chịu phân, lá ngắn hẹp và đứng)

– Bón phân đạm hợp lý và cân đối với lân và ka li.

Kỹ thuật sạ lúa

  1. a) Sạ khô: Áp dụng đối với những vùng cây lúa sinh trưởng chủ yếu nhờ nước trời.

Tuỳ điều kiệncó thể thực hiện theo những phương pháp sau:

  • Dùng bừa kéo thành rãnh có độ sâu 1- 3cm. Gieo hạt theo rãnh sau đó lấp đất kín, hạt sẽ nảy mầm thành cây lúa.
  • Có thể gieo hạt tự do, chọc lỗ bỏ hạt theo hốc sau đó lấp hạt.
  1. b) Sạ ướt: Là phương thức sạ phổ biến nhất.
    Cách sạ: Làm luống để dễ chăm sóc và quản lí nước, kích thước luống từ 2,5- 4m tuỳ theo diện tích ruộng gieo đều trên toàn bộ mặt luống. Ở những ruộng mà mặt ruộng khá bằng phẳng chỉ cần chia theo rạch để tiện chăm sóc, gieo nặng tay, chìm hạt và đều trên mặt ruộng.
  2. c) Sạ ngầm (Gieo chìm hạt ):
    Được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi ruộng bị ngập nước trong mùa lũ và sau đó rút nhanh chóng, do đó lượng hạt giống gieo cao hơn so với các phương pháp sạ khác. Khi mực nước từ 10- 20cm, cần tiến hành lồng đất. Hạt giống đã được ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm. Sau khi gieo 2- 4 ngày, nước ruộng phải được rút hết. Trong thời gian này, hạt tiếp tục hút nước, nảy mầm và mọc thành cây.
  3. d) Sạ bằng máy theo hàng:

    Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.

    Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm X 2-3cm.

    Ưu điểm của phương pháp này là năng suất lao động tăng, giảm bớt công tỉa dăm, ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước.

Kỹ thuật chăm sóc lúa sạ

Khâu quản lý chăm sóc có tính chất quyết định năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là lúa mọc đều, bảo đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ dại và sâu bệnh.

Nước: Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu mọc, cho nước vào ruộng ở mức 1- 3 cm và điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây.

Làm cỏ, tỉa dặm: Cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4- 5 lá. Kết hợp bón phân và làm cỏ đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.

Bón thúc: Bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp đất mặt, nhu cầu dinh dưỡng cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá nhanh, đẻ sớm và kết thúc sớm, bón nặng thời kỳ đầu để lúa đẻ tập trung. Bón thúc còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống. Song theo TS. Nguyễn Văn Hoan. Tường Đại học nông nghiệp I, Bón thúc cho lúa sạ thâm canh có các thời kỳ cơ bản sau:

  • Lúa có 2 lá: Thúc 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
  • Lúa có 6 lá: Thúc lần 2 bằng 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
  • Lúa phân hoá đòng: Bón thúc tiếp 2kg đạm Urê + 2 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 55kg kali clorua cho 1ha.
  • Lúa trỗ báo: Bón nuôI hạt lần cuối bằng 2kg đạm Urê + 4 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 110kg kali clorua cho 1ha.

Trừ cỏ dại: Bằng biện pháp canh tác như cày ngả sớm, ngâm kỹ diệt cỏ dại, không để ruộng mất nước. Dùng các loại thuốc trừ cỏ, loại thuốc trừ cỏ cho lúa nước thường dùng như Sofit, lượng dùng 35ml + 10lít nước phun cho 1 sào Bắc bộ, hay 1 lít nước pha với 300 lít nước phun đều cho 1ha. Phun thuốc trừ cỏ phảI phun đều, không được bỏ sót và phảI phun cả phần rãnh luống.

Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Hợp tác Việt Nam-IRRI

Hợp tác Việt Nam –IRRI triển khai tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn.

Trong 2 ngày, 26-27/11/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã tổ chức hội thảo “Tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới”. Các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp &PTNT và IRRI đã thỏa thuận về đề xuất gói hỗ trợ kỹ thuật của IRRI với các nội dụng chính: Phát triển lúa giống chất lượng cao, sản xuất lúa đặc sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, quảng bá thương hiệu lúa cho gạo Việt Nam, giảm tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch, các biện pháp canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu…
Trong khuôn khổ hội thảo, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler, Tổng giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế đã ký biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam. Đây là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận, là nơi hỗ trợ giao lưu giữa các nhà khoa học của Việt Nam với các chuyên gia của Viện, thực hiện chiến lược ngành lúa gạo Việt Nam.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: “Ngành lúa gạo Việt Nam cần có sự chuyển biến mạnh hơn về chất để đem lại thu nhập cao, tạo việc làm cho nông dân một cách bền vững và đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển ngành nông nghiệp và nền kinh tế. Thực tế các chuyên gia của Viện đã có mặt tại Việt Nam từ lâu, hỗ trợ nông dân trên đồng ruộng của mình. Việc ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng của Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam hôm nay khẳng định quyết tâm và cam kết giữa Chính phủ và Viện trong hợp tác cấu trúc ngành lúa gạo nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung”.

Thông báo tuyển dụng ngày 20/11/2015

Công ty Hiệp Thuận hiện có nhu cầu tuyển dụng 5 nhân viên thị trường nam, tuổi từ 25 đến 35, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tiếp thị bán hàng phân bón ở khu vực miền tây. Làm việc độc lập tại một trong các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Trung thực, có trách nhiệm. Lương và thưởng cao theo thỏa thuận.

Ứng viên có nhu cầu xin liên hệ để gởi hồ sơ về địa chỉ email (bản scan) để nhận lịch phỏng vấn.

Chuẩn bị giống và làm đất trồng lúa

Chuẩn bị giống và làm đất

Chuẩn bị hạt giống

Chuẩn bị hạt giống khoẻ, đủ tiêu chuẩn chất lượng, xử lí hạt giống thực hiện tương tự như như đối với lúa cấy, chỉ khác ngâm ủ và lượng hạt giống gieo để phù hợp với gieo sạ
Sạ khô: Hạt giống đã được ngâm và no nước. Lượng hạt giống cho 1 ha: 110- 120 kg.

Sạ ướt: Hạt giống được ngâm ủ nảy mầm. Lượng hạt giống từ 80- 100kg/ ha.

Sạ ngầm: Hạt giống đã được ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm. Lượng hạt giống từ 150- 200 kg/ha do có nhược điểm là tỷ lệ nảy mầm thấp, thiếu oxy và cây mọc yếu.

Lượng giống biến động theo giống, thời vụ và đất đai. Lượng giống gieo khô lớn hơn so với gieo nước, hoặc vụ xuân lớn hơn so với vụ mùa, hạt giống có trọng lượng ngàn hạt lớn thì phải cao hơn hạt giống có trọng lượng ngàn hạt thấp. Thường thì lượng hạt giống từ 100 -120 kg/ha. Ở các tỉnh phía Bắc nếu tính theo sào Bắc bộ vụ xuân từ 3,5 – 4 kg/sào, vụ mùa từ 3,0 – 3,5 kg/ sào

Kỹ thuật làm đất
Làm đất gieo khô: Làm đất kỹ, mặt ruộng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động và sạch cỏ dại.
Làm đất gieo ướt (nước): Làm đất kỹ hơn, mặt ruộng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động, sạch cỏ dại, rút nước để gieo.

Thành phần-Công dụng bộ sản phẫm KingCrop

THÀNH PHẦN, CÔNG DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG
CÁC CHẾ PHẪM KINGCROP

PRO HUME ROOT
Thành phần :
– Đạm : 0,8 %
– Lân (P2O5) : 2 %
– Kali (K2O) : 2 %
– Tảo biển : 0,5 %
– Axít Humic : 0,5 %
– Axit Fulvic : 0,4 %
– Amino axit : 0,5 %
– Molyden : 50 ppm
– Vi sinh Bacillus Bacteria : 13,52 X 106 Cfu/lít
Công dụng :
Là sản phẫm được tích hợp tất cả các tính năng ưu việt của Pro Hume Plus và Pro Root Saver, Pro Hume Root giúp bà con đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất.

Bón ngay sau khi xuống giống để giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh mẽ thông qua việc cải tạo và xử lý đất : hạ phèn, giãm mặn, cân bằng độ pH của đất, làm đất tơi xốp, giúp đất giàu đạm và mùn, phân hủy bả động thực vật tồn chứa trong đất, xử lý ngộ độc hữu cơ và kim loại nặng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Tảo biển giúp cây trồng tăng sức đề kháng, phát triển mạnh ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, ngập úng, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Amino axit đẩy mạnh quá trình hấp thụ và chuyển vận dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển nhanh, mạnh.
Molypden giúp cây trồng tăng sức đề kháng với nấm, khuẩn và tăng chất lượng nông sản.
Vi sinh có mặt trong sản phẫm sẻ góp phần bảo vệ cây trồng và nông phẩm thông qua việc tiêu diệt hầu hết các loại nấm hại gây bệnh.
Bón ngay khi cây có biểu hiện bị úng rễ do ngập nước hay bệnh do nấm gây ra.

Bón ngay sau vụ thu hoạch để dưỡng cây và giúp cây có tuổi thọ lâu dài hơn.
Bón trước giai đoạn cây ra hoa đối với cây ăn trái và cây công nghiệp nhằm giúp cây khỏe và cho năng suất, chất lượng sản phẫm cao hơn.

Liều lượng sử dụng
Sử dụng 2 lít/ha đối với hoa màu và cây lúa ; Từ 3 lít/ha đến 6 lít/ha đối với cây công nghiệp và ăn trái.

TOTAL GREEN
Thành phần
– Đạm : 2 %
– Axít Humic : 0,4 %
– Axít Fulvic : 1 %
– Axít Alginic ( Tảo biển) : 0,5 %
– GA3 : 200 ppm
– Cytokinin : 300 ppm
– NAA : 300 ppm
– Bo : 200 ppm
– Mo : 100 ppm

Công dụng

Total Green là sản phẫm phát triển vượt bậc dựa trên nền tảng sản phẫm Pro Green nổi tiếng trước đây và sự tích hợp phát triển bộ rễ của cây trồng thông qua hàng loạt phytohormon sinh học tiến tiến nhất hiện nay.

Total Green giúp cây trồng phát triển mạnh mẻ trên cả ba hướng:
thân, cành, lá, rễ và phân hóa mầm hoa.

Total Green được sử dụng vào mọi giai đoạn của cây trồng, giúp cây ra rễ mạnh và phát triển thân, cành lá sau khi xuống giống đối với cây ngắn ngày (lúa, hoa màu,..) và cả sau khi tỉa cành đối với cây công nghiệp, Giúp cây đâm nhiều chồi, thân, cành, rễ và cho nhiều trái hơn đối với cây ăn trái.

Đối với hoa màu : dưa, mướp, bầu, bí, cải, rau ăn lá, ớt,…nên bón trong khoảng từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 17 sau khi xuống giống.

Đối với cây lúa, nên sử dụng trong khoảng từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 25 sau khi xuống giống.

Đối với cây công nghiệp nên sử dụng khoảng 30 ngày trước khi cây ra hoa.

Sản phẫm còn có công dụng diệt các loại nấm hại ký sinh trên thân, lá, và đồng thời thúc đẩy quá trình quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng của cây giúp cây có bộ lá và thân phát triển mạnh mẽ

Liều lượng sử dụng :
Sử dụng khoảng 1 lít/ha đối với hoa màu và cây lúa ; Từ 2 lít/ha đến 4 lít/ha đối với cây công nghiệp và ăn trái.

PRO 5-30-15Bo
Thành phần
– Đạm : 5%
– Lân (P2O5) : 30%
– Kali (K2O) : 15%
– Boron : 0,05%
– Molypden : 0,02%
– Chất đuổi côn trùng, sâu bọ và chất điều hòa sinh trưởng : 1%
Công dụng

Pro 5-30-15Bo được là sản phẫm tuyệt hảo trên cơ sở tăng thêm 5% hàm lượng kali, chelate vi lượng và nhiều phytohormon tiên tiến nhất hiện nay trên nền sản phẫm nổi tiếng Pro 5-30-10 mà bà con tin dùng từ nhiều năm nay.
5-30-15Bo kích thích cây trồng ra hoa mạnh kể cả trong giai đoạn nghịch vụ, giúp tăng tỷ lệ đậu trái.

Giúp lúa cứng cây, không đổ ngã, hạt no, chắc, sáng đẹp, giãm rơi rụng, hao hụt trong thu hoạch.

Nhờ chất điều hòa sinh trưởng dẫn hướng cho đạm, lân, kali, bo hữu cơ trái to, chắc, bóng, màu đẹp hơn, tăng hàm lượng đường và chín đồng thời.

5-30-15Bo được tăng cường chất đuổi côn trùng giúp bảo vệ trái và tránh các loại sâu, từ đó giãm sử dụng thuốc sâu ( giãm chi phí và tạo ra sản phẫm “sạch”, đẹp có giá bán cao hơn )

5-30-15Bo giúp hoa màu có trái to, thẳng da, đẹp màu và tăng năng suất nhờ thu hoạch kéo dài ngày hơn.

5-30-15Bo giúp rau ăn lá chắc, bóng, nặng ký và màu đẹp hơn khi được phun xịt với liều lượng thấp 7 ngày trước khi thu hoạch.

Đối với cây lúa, nên bón đón đòng ( khoảng ngày thứ 40 – 45) , dưỡng hạt ( khoảng ngày thứ 60 – 65 ) và khi lúa cong trái me ( khoảng ngày thứ 75 80 ).

Đối với cây công nghiệp và ăn trái, nên phun lá để kích thích ra hoa và nuôi trái đến thu hoạch.

Liều lượng sử dụng
Sử dụng khoảng 1 lít/ha cho cây lúa, 500 ml/ha cho hoa màu, 200 ml/ha cho rau ăn lá. Pha 1 lít/1.000 lít nước để sử dụng cho cây ăn trái và cây công nghiệp.

PRO 0-31-26Bo
Thành phần
– Lân ( P2O5) : 31%
– Kali ( K2O) : 26%
– Boron : 500 Ppm
– Molypden : 200 Ppm
– Chất đuổi côn trùng, sâu bọ và chất điều hòa sinh trưởng : 1%

Công dụng
Pro 0-31-26Bo là một tuyệt phẫm trên cơ sở phát triển đến mức tận cùng sản phẫm nổi tiếng Pro 0-31-23Bo bằng cách tăng thêm 3% kali, cùng nhiều chelate vi lượng và phytohormon tiên tiến nhất hiện nay.

Pro 0-31-26Bo giúp lúa cứng cây, không đổ ngã, hạn chế sâu bệnh đến mức tối đa, giúp gạo vô đến cậy, hạt lúa chắc, sáng bóng, nặng ký, giúp bao lúa nặng thêm khoảng 4 Kg.

Pro 0-31-26Bo giúp trái cây to đồng đều, chắc, màu đẹp, nặng ký, tăng chữ đường, chín đồng thời và bảo quản được lâu dài.

Pro 0-31-26Bo đuổi côn trùng giúp trái sáng, bóng và không bị chích hút bởi sâu bọ.

Pro 0-31-26Bo giúp giãm chi phí đến mức tối thiểu và đạt tăng suất đến mức tối đa.

Liều lượng sử dụng
Sử dụng từ 50 ml/1.000 M2 lúa, 20 ml/1.000M2 hoa màu, pha 1 lít/1.000 lít nước sử dụng cho cây ăn trái và công nghiệp.

MỘT SỐ LƯU Ý

1. Nên lắc đều trước khi pha chung với nước không chứa clo.
2. Nên xịt lúc sáng sớm hoặc chiều mát ( từ 2 giờ chiều trở đi )
3. Có thể pha chung với các loại phân bón và thuốc BVTV khác.
4. Giãm 50% lượng phân bón hóa học khi sử dụng liều lượng trên đây. Có thể bỏ hẳn phân bón hóa học nếu sử dụng liều lượng gấp đôi liều lượng trên đây.
5. Riêng Pro Green khi sử dụng trên cây lúa sẻ làm bộ lá lúa chuyển vàng trong vòng 3 ngày sau khi xịt, từ ngày thứ tư trở đi lúa sẻ dần xanh lại, lá cứng và dầy hơn, chống được đổ ngã và sâu bệnh.